BSC là gì? hoặc Balanced Scorecard là gì? Hay Mối quan hệ giữa BSC và KPI trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Mọi khái niệm bạn cần sẽ có trong bài viết của Trường.
Ở Webkyanng.vn, bạn không chỉ được cung cấp khái niệm về BSC mà bạn còn được cung cấp những công cụ, tài liệu hữu ích để áp dụng thành công.
Nếu bạn muốn tư vấn chuyên sâu về BSC (Balanced Scorecard) hay KPI đừng ngại gọi ngay cho Trường nhé:
Các nội dung chính của bài viết:
– Khái niệm BSC
– Những ai, doanh nghiệp nào cần dùng Balanced scorecard
– Các khái niệm bạn cần biết trong BSC
– Lịch sử về BSC và sơ lược về sự phát triển
Bây giờ bạn hãy cùng Trường đi tìm hiểu sâu hơn nhé:
1. BSC là gì? Hoặc Balanced Scorecard là gì
1.1. Định nghĩa về thẻ điểm cân bằng
Balanced Scorecard (BSC) là hệ thống quản lý & lập kế hoạch chiến lược giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu sau:
– Giao tiếp với những điều doanh nghiệp mong muốn đạt được
– Liên kết giữa nhiệm vụ hàng ngày của từng nhân viên, bộ phận với Mục tiêu/ chiến lược
– Xác định được những việc cần ưu tiên, sản phẩm/ dịch vụ,… nào cần ưu tiên
– Đo lường & Đánh giá thực tế thực hiện được (quá trình) với kế hoạch/ chiến lược đề ra
Hệ thống Balanced scorecard (BSC) sẽ liên kết các điểm có trong bức tranh chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ như:
– Sứ mệnh
– Tầm nhìn
– Giá trị cốt lõi
– Lĩnh vực chiến lược cần tập trung
– Các chỉ số đo lường hiệu quả, tiến trình
Về cơ bản, hệ thống thẻ điểm cân bằng (BCS) sẽ giúp cụ thể hóa hơn mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Giúp cung cấp thông tin nhanh chóng về tiến trình thực hiện mục tiêu cụ thể và tổng thể toàn doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời.
=> Cho những ai chưa biết:
BSC viết tắt của từ gì?
BSC là viết tắt của Balanced scorecard hay còn được gọi là Thẻ điểm cân bằng
1.2. Những lợi ích của việc áp dụng BSC vào quản lý doanh nghiệp
– Liên kết chiến lược, mục tiêu với hoạt động hàng ngày
– Luôn nắm được tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch, tiến trình,…
– Biết được bộ phận nào thậm chí cá nhân nào đang gặp vấn đề để có hướng khắc phục tránh ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu của công ty, tập đoàn
– Hệ thống hóa quy trình, biểu mẫu,… giúp hoạt động vận hành công ty trơn chu hơn
2. Những ai, doanh nghiệp nào cần dùng Balanced scorecard
BSC được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong một cuộc thống kê của BAIN tới 2004 thì có tới trên 50% doanh nghiệp lớn trên thế giới có sử dụng Balanced scorecard để quản trị.
BSC thường được sử dụng bởi:
– Công ty có vốn nhà nước: Tổng công ty, tập đoàn,
– Doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề/ phức tạp
– Tổ chức phi lợi nhuận,
Thứ hạng của Balaced scorecard trong TOP 10 công cụ quản trị trên thế giới
Kết quả mới nhất (năm 2014) về danh sách TOP 10 công cụ quản trị được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất thì Balanced scored đang đứng thứ 6 (tụt 01 hạng so với năm 2012)
3. Các khái niệm bạn cần biết trong BSC
Trường xin tóm tắt nhanh một số khái niệm/ thuật ngữ bạn cần biết về BSC.
Còn về bài viết chi tiết về các khái niệm này bạn xem tại đây nhé: Khái niệm cần biết về Balanced scorecard
– Perspectives (triển vọng)
– Strategic Objectives (Mục tiêu chiến lược)
– Strategy Mapping (Sơ đồ chiến lược)
– Key Performance Indicators (Chỉ số đánh giá trọng yếu)
KPI chính là viết tắt của Key Performance Indicators và Trường đã có bài viết siêu chi tiết về chỉ số KPI.
=> Mời bạn tham khảo: KPI là gì?
4. Lịch sử về BSC và sơ lược về sự phát triển
Hệ thống thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard/ BSC) được sáng tạo ra bởi Tiến sĩ Robert Kaplan của Đại học Havard và Tiến sĩ David Norton. BSC được coi như một bộ khung (nền tảng) cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức/ doanh nghiệp. BSC sử dụng một hệ thống cấc phương pháp đo lường/ đánh giá cân bằng.
Theo cách đánh giá truyền thống, các doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu tài chính ngắn hạn để đánh giá.
Balanced scoredcard lại đi sâu hơn khi bao gồm cả các chỉ tiêu phi tài chính và gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. BSC tập trung vào sự thành công trong dài hạn thay vì ngắn hạn.
Trên đây là sơ lược những điều bạn cần biết về BSC.
Trường rất hi vọng rằng các kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu và hình dung đúng quan trọng của BSC trong việc nâng cao chất lượng quản trị của công ty mình.
Webkynang.vn đã có rất nhiều bài viết hay khác về Balanced scorecard (BSC) hay KPI, mời các bạn đọc thêm:
Tổng hợp các bài viết về BSC/ KPI
Mọi ý kiến đóng góp hoặc cần tư vấn thêm về BSC/ KPI xin vui lòng gửi về hòm mail: Webkynang.vn@gmail.com hoặc Gọi về số hotline: 038.997.8430
Trân trọng cảm ơn.
Phạm Xuân Trường (Truongpx) – Sáng lập viên Webkynang.vn (Đơn vị chuyên tư vấn quản trị & Đào tạo kỹ năng mềm hàng đầu Việt Nam)
Pingback: KPI là gì? Xây dựng KPI marketing, nhân sự, kinh doanh Hiệu quả - Web Kỹ Năng