Vì sao bài viết của ad lại có tựa đề “ Viết CV xin việc của bạn, đừng viết cv cho ai đó ”. Lỗi này nhiều bạn mắc phải khi đi xin việc. Bởi không phải ai cũng hiểu ra vấn đề nằm ở đâu và vì sao phải viết cv xin việc của chính bạn.
1. Tỉ lệ chọi khi đi xin việc có lớn không
Chênh lệch cung cầu lao động ngày càng lớn và đặc biệt lớn đối với những bạn chưa có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Như một thống kê của trang báo điện tử về tỉ lệ chọi trung bình của khu vực hà nội đối với nghề kế toán năm 2014 là:
1 chọi 102
Đây thực sự là một con số đáng lo ngại với những bạn học kế toán và làm kế toán. Tuy nhiên thực tế này cũng tồn tại ở nhiều ngành nghề khác nhau và một số ngành nghề hot có tỉ lệ chọi cao đó là: Kinh doanh, hành chính, …
2. Bạn có lợi thế gì hơn những đối thủ khác khi đi xin việc.
Bạn hãy tự hỏi bản thân mình về điều này nhé. Nếu bạn còn biết bạn mạnh gì, yếu gì thì không ai có thể giúp bạn được.
Một sự thật bạn nên biết đó là:
Có rất nhiều người có kinh nghiệm và đang công tác tại một công ty, đơn vị nào vẫn có nhu cầu tìm việc. Có thể gọi họ là những người nhảy việc hoặc tìm việc chủ động. Đây là những đối thủ đáng gờm với những bạn đi xin việc còn lại. Cụ thể là sinh viên mới ra trường + ít kinh nghiệm.
Ad xin phác thảo sơ sơ qui trình tìm việc để bạn dễ hình dung.
Biết thông tin tuyển dung -> Nộp CV, đơn xin việc … -> Bài test -> Phỏng vấn -> Nhận việc
Bước số 2 rất quan trọng, trên 80% các bạn sẽ bị loại ở vòng này khi mà có quá nhiều người cùng ứng tuyển vào 1 vị trí. Do đó, khâu viết cv xin việc và đơn xin việc sẽ quyết định việc bạn có được đi tiếp hay không.
2.1. Copy mẫu CV xin việc, chỉnh sửa tên tuổi,… thế là thành của mình
Không ít bạn thấy CV hay hay, đẹp đẹp thế là copy toàn bộ CV về, điều chỉnh chút ít thế là biến thành CV xin việc của bản thân. Và tương tự có không ít người cũng làm như bạn. Thế thì CV xin việc của bạn có gì đặc biệt.
Chẳng có đặc biệt!
=> Thế thì tại sao nhà tuyển dụng phải để ý tới bạn.
=> Chưa xin được việc là đều dễ hiểu trong trường hợp này
2.2. Viết CV xin việc của bạn
Các mẫu CV chỉ được dùng để tham khảo cách họ bố trí, trình bày, khả năng tóm tắt thông tin. Cũng như việc đưa ra những luận điểm sắc bén.
Mục đích cuối cùng là KHIẾN BẠN TRỞ NGƯỜI PHÙ HỢP NHẤT.
2 cái “KHÔNG NÊN” mà bạn nên biết:
– Không nên là người giỏi nhất, hãy là người phù hợp nhất
– Không nên sao chép, hãy là chính mình