You are currently viewing Tại sao lại viết “Thư ứng tuyển” thay cho “Đơn xin việc”

Tại sao lại viết “Thư ứng tuyển” thay cho “Đơn xin việc”

mau don xin viec cho nguoi da co kinh nghiem

Tại sao lại viết “Thư ứng tuyển” thay cho “Đơn xin việc”

Thư ứng tuyển có khác Đơn xin việc không? tại sao ad lại khuyên bạn nên dùng “Thư ứng tuyển” thay cho “Đơn xin việc”? …

Hôm nay ad xin chia sẻ với các bạn quan điểm của ad về chủ đề Đơn xin việc hay Thư ứng tuyển. Mong các bạn đóng góp ý kiến và chia sẻ suy nghĩ của bản thân.

1. Đơn xin việc có giống thư ứng tuyển không?

Về bản chất thì chúng là một.

Nhưng cách nhìn nhận khác nhau dẫn tới có các cái tên khác nhau:

Ngày xưa thời các công ty tư nhân không có nhiều, cơ hội nghề nghiệp của người lao động rất ít. Hầu như chỉ có thể vào làm cho các công ty nhà nước.

Và mặc định trong thâm tâm chúng ta đó là đi xin việc. Mình cần họ hơn họ cần mình. Nhiều khi là sự cầu cạnh, biếu xén để có đươc công việc. Hiện nay tình trạng này vẫn còn nếu bạn xin vào doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp. Và vẫn dùng “Đơn xin việc”

Một số bài viết HOT HOT trên webkynang.vn

Tổng hợp các mẫu CV và Thư ứng tuyển tiếng việt – tiếng anh hay và chuẩn -> Click xem
Thư ứng tuyển cho sinh viên mới ra trường -> Click xem
Thư ứng tuyển cho người có kinh nghiệm -> Click xem

Nhưng có một cái khác của thời bây giờ đó là cơ hội nghề nghiệp đa dạng và nhiều hơn rất nhiều bởi sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân.

Điều này dẫn tới sự thay đổi quan niệm đối với Đơn xin việc ở một bộ phận không nhỏ người lao động (trong đó có Ad).

Đó là:

– Tư tưởng thuận mua vừa bán

– Sức lao động là một loại hàng hóa

– Công việc là sự giao thoa giữa giá trị sức lao động và cái giá người sử dụng lao động sẵn sàng trả cho người lao động.

=> Khi đó, không còn gọi là ĐI XIN nữa mà là đang mua bán sức lao động.

Khái niệm “Thư ứng tuyển” cũng bắt đầu từ tư tưởng cấp tiến trên.

2. Mục đích, nội dung của Thư ứng tuyển (Đơn xin việc)

Cả 2 cái tên trên đều chỉ về một văn bản trong đó, người lao động sẽ trình bày ngắn gọn, xúc tích về bản thân, kỹ năng và các yếu tố khác giúp họ chứng tỏ mình là người phù hợp nhất với yêu cầu của người sử dụng lao động.

Nội dung của một thư ứng tuyển rất khác nhau giữa người lao động này và người lao động khác. Ngay cả bản thân người lao động đó, với từng công việc họ sẽ có những nội dung Thư ứng tuyển khác nhau.

Đó là vì cần phải đúng trọng tâm dựa trên nguyên tắc:

– Cung cầu

– Rao bán cái người ta cần, không bán cái mình có

 

Còn bạn?

Bạn nghĩ sao về chủ đề này.

Hãy comment ở phía dưới bài viết nhé

Mr. Trường (Chuyên gia DN NVV)

Mr. Trường - CEO & Giảng viên chính. Các chủ đề giảng dạy: - Quản trị tài chính doanh nghiệp - Kế toán quản trị, Excel, Word, Powerpoint, - Kinh nghiệm tìm việc, Khởi nghiệp... Kinh nghiệm: 11 Năm giảng dạy tại nhiều Tổng công ty, Tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ví dụ: Ngân hàng MaritimeBank, Đại học thương mại, Gamuda Land, VincomRetail, BigC, Citicom, Thép Đông Anh, Kai Group...

This Post Has One Comment

Leave a Reply

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.