You are currently viewing Mục tiêu nghề nghiệp: Hướng dẫn A -> Z, có nhiều Ví dụ HAY

Mục tiêu nghề nghiệp: Hướng dẫn A -> Z, có nhiều Ví dụ HAY

mục tiêu nghề nghiệp là gì, dùng ở đâu, cv xin việc muc tieu nghe nghiepMục tiêu nghề nghiệp – hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp. Cùng với 30 ví dụ minh họa về mục tiêu nghề nghiệp. Tại sao lại cần phải có mục tiêu nghề nghiệp và viết mục tiêu nghề nghiệp ở đâu. Cùng Trường tìm hiểu nhé.

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì (career objective là gì)

Trong tiếng anh, mục tiêu nghề nghiệp được viết như sau: Career Objective.

Hiện nay cũng có khá nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về Career objective. Trường xin tổng hợp một vài điểm chính để các bạn dễ dàng hình dung nhé.




Mục tiêu nghề nghiệp là đoạn giới thiệu của ứng viên về những dự định. Và mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân.

Với Mục tiêu có thể được viết thành:

– Ngắn hạn

– Mục tiêu dài hạn

Dài hạn và ngắn hạn – nghe như là viết kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp ấy nhỉ. Đúng vậy, với những ứng viên chuyên nghiệp họ thường có kế hoạch và mục tiêu rất rõ ràng. Và họ luôn cụ thể hóa mục tiêu của mình ra thành từng giai đoạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp viết ở đâu và khi nào

Sống là phải có mục tiêu – nếu bạn muốn vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân.

Do đó, bạn luôn cần có mục tiêu.

Trong sự nghiệp thì bạn cần phải biết mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì.

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn nên cố định và có khoảng thời gian thực hiện dài – có thể là 10 năm, 20 năm. Ví dụ như:

“Tự mình xây dựng một công ty chuyên cung cấp dịch vụ online hàng đầu Việt nam”.

Nhưng mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn có thể thay đổi thường xuyên. Mục tiêu Được điều chỉnh phù hợp để giúp đạt được mục tiêu dài hạn dễ dàng hơn.

Khi đi xin việc, ta thường viết mục tiêu nghề nghiệp vào trong CV hoặc khi đi phỏng vấn bạn có thể được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Như vậy bạn cần hiểu và chuẩn bị thật kỹ những mục tiêu của mình để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng mình là ứng viên phù hợp nhất mà công ty cần.

3. Một số yêu cầu của mục tiêu nghề nghiệp

Khi bạn nộp hồ sơ xin việc bạn cần viết thật kỹ càng mục tiêu nghề nghiệp của mình trong phần CV (curriculumn vitae), có một số yêu cầu về phần này mà bạn nên biết.

Mục tiêu cần ngắn gọn: Không quá dài dòng tới trên 100 từ. Vì nhà tuyển dụng không có thời gian và kiên nhẫn để đọc hết mục tiêu dài như thế

Mục tiêu cần phải hướng tới công ty đang ứng tuyển: Mục tiêu của bạn nên song hành với việc khi thực hiện mục tiêu bạn sẽ đóng góp cho công ty

Mục tiêu cần phải cụ thể: Bạn phải chỉ rõ mong muốn được làm việc ở bộ phận/ lĩnh vực nào hoặc vị trí nào và kỳ vọng ra sao. Thay vì nói chung chung là muốn trở thành nhân viên của công ty.

– Bạn có thể nêu mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nếu bạn xác định được rõ ràng còn không thì bạn có thể nói chung.

4. Các ví dụ minh họa HAY về mục tiêu nghề nghiệp

– 1 năm tới: Tôi muốn tập trung để hoàn tất khóa học Phát triển doanh số đỉnh cao của Webkynang. Để có thể giúp công ty và 5 năm tới: Trở thành Trưởng phòng bán hàng của công ty ABC.

– Trưởng bộ phận thu ngân với 8 năm kinh nghiệm về dịch vụ khách hàng, thu ngân. Mong muốn tìm môi trường làm việc phù hợp để sử dụng những kỹ năng có được & đóng góp cho công ty. Vị trí mong muốn là Phó giám đốc dịch vụ khách hàng.

Mục tiêu nghề nghiệp cho kế toán:

Kiểm toán viên trên 5 năm kinh nghiệm cùng với chứng chỉ CPA và bằng MBA chuyên ngành chính là kế toán – tài chính. Mong muốn tìm kiếm vị trí chuyên gia tư vấn kế toán tài chính tại một ngân hàng thương mại cổ phần TOP 10

– Làm việc trong môi trường trẻ và năng động nơi mà tôi có thể phát triển những kỹ năng để đóng góp cho công ty. Mục tiêu của tôi là trở thành Trưởng nhóm Phát triển nội dung trong 2 năm tới tại quí công ty

– Mục tiêu của tôi trong 2 năm tới là Phụ trách nhóm marketing nội dung số trong một công ty thuộc top 10 doanh nghiệp lớn nhất.

– Tìm kiếm vị trí quản lý trong một công ty về lĩnh vực bán lẻ với nhiều cơ hội phát triển. Và có những chương trình đào tạo chuyên sâu

– Mong muốn làm việc trong một công ty có nhiều thử thách và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vị trí mong muốn đảm nhiệm trong 2 năm tới là Trưởng nhóm bán hàng

– Lãnh đạo, thử thách và bị thử thách trong lập chiến lược – thực thi kế hoạch marketing. Hoặc phát triển thị trường với mong muốn giúp công ty nằm trong TOP 10 của thị trường muc tiêu.

– Đặt mục tiêu trở thành kế toán tổng hợp trong 2 năm tới

– Mục tiêu nghề nghiệp của lập trình viên:

Lập trình viên là một công việc hot hiện nay mà nhiều người theo đuổi với mức thu nhập trung bình khá cao (khoảng 30tr/tháng). Tuy nhiên theo chia sẻ từ chính đơn vị tuyển dụng là công ty thiết kế website Mona Media thì không phải ai cũng theo đuổi đúng hướng đi cũng như có rất nhiều hướng khác nhau trong nghề lập trình.

Mục tiêu trở thành lập trình viên xuất sắc là điều mà ai cũng mong muốn, nhưng cần xác định là bạn lập trình trong lĩnh vực nào, website, phần mềm hay quản trị cơ sở dữ liệu,… Đối với những bạn mới ra trường thì mục tiêu chung vẫn là: “Tôi muốn trở thành một lập trình viên giỏi”. Nhưng nó chưa đủ rõ ràng. 

– Nếu bạn làm web thì có thể hướng đến mục tiêu: “Tôi muốn trở thành Full-stack Developer trong vòng 2 năm tới” (bao gồm cả Front-end lẫn Back-end).

– Hay: “Tôi muốn trở thành senior về …. trong vòng 3 năm tới”

Nếu bạn đã là Senior và có nhiều năm kinh nghiệm bạn có thể đặt mục tiêu: “Tôi muốn làm trong môi trường công việc có tính chất quản lý, có thể tiếp xúc tiếng anh thường xuyên để có cơ hội lên Manager” 

– Ngoài ra mục tiêu: “Tôi muốn làm việc tại Singapore hay Nhật, thậm chí là thung lũng Silicon” cũng là 1 mục tiêu táo bạo và mạnh mẽ. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc khi ghi những mục tiêu này vào, điều này có thể khiến nhà tuyển dụng đắn đo về khả năng làm lâu dài tại công ty của họ.

– Trở thành một QC là một hướng rẽ khác cho con đường lập trình viên.

5. Không nên copy mục tiêu nghề nghiệp trôi nổi trên mạng

Có một thực tế rất đáng buồn là:

Nhiều bạn không chịu lao động trí óc, không chịu vận dụng kiến thức của người khác.

Để biến nó thành của mình.

Việc làm của các bạn này là copy y nguyên mục tiêu nghề nghiệp của người khác về thành của mình.

Đại loại như sau:

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là được làm việc trong một môi trường năng động, nhiều thử thách, nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân.”

Bạn hãy coi chừng với những mục tiêu chung chung thế này. Lỗi mà nhiều bạn mới ra trường thường gặp phải

Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn, thế nào là môi trường năng động?

Hay đại loại là: Như vậy bạn chỉ muốn làm tại công ty chúng tôi để thực hành, thử nghiệm. Liệu bạn có ý định làm việc lâu dài không?…

thichthiclick

Mr. Trường (Chuyên gia DN NVV)

Mr. Trường - CEO & Giảng viên chính. Các chủ đề giảng dạy: - Quản trị tài chính doanh nghiệp - Kế toán quản trị, Excel, Word, Powerpoint, - Kinh nghiệm tìm việc, Khởi nghiệp... Kinh nghiệm: 11 Năm giảng dạy tại nhiều Tổng công ty, Tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ví dụ: Ngân hàng MaritimeBank, Đại học thương mại, Gamuda Land, VincomRetail, BigC, Citicom, Thép Đông Anh, Kai Group...

Leave a Reply

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.