Linh Hồn của đơn xin việc chuẩn (Thư Ứng Tuyển) chính là đoạn giữa của thư – nơi bạn tung ra những lời lẽ quảng cáo đầy thuyết phục tới NTD.
Chiến lược “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” phải được vận dụng một cách hiệu quả ở đây
Cách Viết Phần Thuyết Phục trong đơn xin việc chuẩn (thư ứng tuyển)
B1. Đọc đi, đọc lại nhiều lần thông báo tuyển dụng gồm có:
-Thông tin về công ty: Ngành nghề, qui mô, loại hình kinh doanh, định hướng phát triển và có thể là cả tình hình chung của ngành mà công ty đang hoạt động
-Thông tin về vị trí ứng tuyển: Mô tả công việc, yêu cầu về kỹ năng, trình độ, thời gian ứng tuyển, qui trình tuyển dụng,…
-Trên thực tế là có không ít các thông báo tuyển dụng không có hoặc không đầy đủ các thông tin. Nên một chút kỹ năng về tìm kiếm thông tin trên Internet là điều vô cùng quan trọng.
-Đôi với thông tin về vị trí ứng tuyển thì phần mô tả công việc là quan trọng nhất, nhưng đôi khi bạn vẫn được nhìn thấy dòng chữ: “chi tiết sẽ được trao đổi trong quá trình phỏng vấn” J. Thế này thì không ổn rồi. Tuy nhiên bạn đừng lo, bạn là người trong nghề, bạn có rất nhiều cách để biết với chức danh như thế thì công việc sẽ gồm những gì và yêu cầu ra sao. Mách nhé: ngoài việc bạn hỏi bạn bè, người thân hay các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn về những gì mà vị trí đó sẽ phải đảm nhiệm; thì một tư liệu vô cùng quí giá khác mà bạn khó có thể bỏ qua là các thông báo tuyển dụng tương tự của các công ty khác. Bằng cách nghiên cứu các thông báo đó, bạn sẽ dễ dàng mường tượng ra những gì bạn phải chuẩn bị.
Tiếng anh cho trẻ em – Học tiếng anh với gogo
B2. Xem lại bản thân
-Bạn hãy liệt kê ra tất cả những điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, kinh nghiệm bạn có được ra một tờ giấy, càng chi tiết, càng nhiều càng tốt.
-Bạn nên nhớ, có thể có những điểm mà bạn nghĩ nó chẳng liên quan gì đến mô tả công việc thì không nên liệt kê ra. Nhưng ko làm thế lại là một sai lầm, có những công việc không liên quan gì đến công việc đáng ứng tuyển những sự tôi luyện ở các công việc ấy lại có thể cho bạn rất nhiều những kỹ năng, phẩm chất giúp bạn thành công trong hầu hết các công việc khác nhau, bao gồm cả công việc mà bạn đang ứng tuyển.
-Lấy ví dụ: Khi còn là sinh viên bạn có tham gia bán hàng quần áo cho một shop trên phố cổ.
Bạn thử phân tích xem những công việc chính của mình là gì, công việc yêu cầu những gì và bạn đã rèn luyện, cải thiện được những gì? Bằng cách tự đặt câu hỏi bạn đã giải quyết được trên 90% vấn đề.
Một số kỹ năng rất có ích bạn thu lượm được từ công việc này mà chúng có thể có ích cho rất nhiều công việc khác nhau
-Tiếng Anh
-Kỹ năng giao tiếp
-Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
-Phân tích thị hiếu khách hàng theo độ tuổi, giới tính, sở thích,…
B3: Trình bày phần giữa của đơn xin việc chuẩn
-Sau khi biết được người ta cần gì và mình có gì rồi. Thì bước này sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
-Căn cứ trên những yêu cầu công việc đưa ra, ta tiến hành chọn lọc một cách thật cẩn thận những kinh nghiệm, kỹ năng mà mình đang sở hữu để viết vào Thư ứng tuyển.
-Các bạn lưu ý văn phong trong khi viết thư ứng tuyển và cách sắp xếp các ý để thể hiện được tính khoa học trong trình bày và khiến người đọc bị cuốn hút theo lối viết của bạn.