Tổng hợp Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp HÓA ở Thành phố lớn, Nông thôn (Quê). Nội dung gồm: Chọn địa điểm, danh mục mặt hàng tạp hóa, vốn (tài chính), lấy hàng ở đâu,…
Hay phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa nên chọn phần mềm loại gì.
=> Tổng hợp các phần mềm quản lý doanh nghiệp: Tải ngay
1. Kế hoạch kinh doanh tiệm tạp hóa
Để kinh doanh bất cứ loại hình dịch vụ nào, như mở shop quần áo, quán café…bạn đều cần có một kế hoạch (plan) để dự trù trước.
Những thứ cần dự trù như là:
– Tài chính: Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phong cách quán, thuê địa điểm ở đâu, rộng hay hẹp…
Nếu không có tiền, bạn chẳng thể làm gì trong những việc đấy.
Hoặc bạn cần tiền để truy trì hoạt động kinh doanh, trả lương cho nhân viên, nguyên liệu đầu vào….
– Tìm hiểu tập quán, sinh hoạt, mức độ chịu chi ..của tập khách hàng mục tiêu
– Lên kế hoạch Marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu
– Lập kế hoạch bán hàng, đẩy doanh số với nhóm KH cũ – mới
– Kế hoạch mở rộng cửa hàng nếu có
2. Lựa chọn phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa
Trường đã tư vấn và triển khai phần mềm quản lý bán hàng cho cả nghìn khách hàng trên khắp thế giới.
Và nhận thấy rằng nhu cầu rất đa dạng về nhu cầu quản lý hàng hóa, doanh thu,…
Ngay cả với các cửa hàng kinh doanh cửa hàng tạp hóa cũng không ngoại lệ.
Tùy vào nhu cầu và định hướng phát triển/ mô hình kinh doanh ta sẽ lựa chọn được phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa phù hợp theo từng thời điểm.
2.1. Phần mềm online hay offline
Nếu bạn chỉ có 1 cửa hàng thì dùng phần mềm offline sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều và hiệu quả có thể cao hơn cả phần mềm online.
Nhưng khi bạn có nhiều cửa hàng tạp hóa thì bạn nên cân nhắc dùng phần mềm online.
Trong giai đoạn start-up bạn sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư hơn khi dùng online.
Tuy nhiên, nếu bạn thích bảo mật thông tin khách hàng, tình trạng lãi/ lỗ thì nên dùng phần mềm offline cao cấp với server riêng.
Phần mềm offline dùng server riêng sẽ giúp bạn dùng cho nhiều cửa hàng được và lại bảo mật thông tin tốt hơn là lưu dữ liệu bán hàng tại server của nhà cung cấp phần mềm.
Lưu ý:
Chi phí đầu tư server cũng tùy vào lượng giao dịch và quy mô của doanh nghiệp. Có thể dưới chục triệu những có thể lên tới cả tỉ đồng.
2.2. Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa có quản lý mã vạch hoặc không
Lý tưởng nhất vẫn là dùng mã vạch để quản lý hàng hóa và quản lý bán hàng tạp hóa
Bởi lẽ:
- Kiểm kho nhanh và chính xác hơn
- Bán hàng nhanh hơn rất nhiều so với việc chọn mã hàng thông thường
- Hạn chế bán nhầm mã hàng
Tuy nhiên, khi dùng phương pháp quản lý cửa hàng tạp hóa bằng mã vạch cũng có một số nhược điểm:
- Phân loại hàng hóa, in và dán mã vạch cho sản phẩm mất nhiều thời gian & công sức
- Chi phí đầu thiết bị: Đầu đọc/ quét, máy in mã vạch
3. Kinh doanh tiệm tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Thật khó nói để mở tiệm tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Như bất kỳ loại hình dịch vụ, hàng hóa nào khác, số vốn đầu tư tiệm tạp hóa phụ thuộc vào diện tích măt bằng, mật độ hàng hóa bày kệ, mô hình hoạt động…
– Về quầy kệ siêu thị, trang trí, biển hiệu: Dự tính 1.5 triệu/m2
– Về mật độ hàng hóa:
+ Với tạp hóa truyền thống trong khu dân cư, mật độ bày hàng cao hơn, nhiều loại
+ Với tạp hóa hiện đại (kiểu siêu thị mini) thì mật độ bày hàng thấp hơn, nhưng số lượng mỗi loại phải nhiều
– Về công cụ bán hàng:
+ Bàn/Quầy thu ngân
+ Máy tính casio/Sổ sách
+ Máy in mã vạch, két thu ngân
+ Tủ đông: Mua đồc cũ, còn dùng tốt sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Do có nhiều quán café, quán ăn mở ra nhưng hoạt động chưa lâu phải đóng cửa. Bạn có thể hỏi mua lại từ các đơn vị này, nếu tủ còn tốt
+ Tủ mát: Cũng như vậy
4. Hàng tạp hóa gồm những mặt hàng gì?
Các mặt hàng trong tạp hóa có thể bán được có tiêu chí: Phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường xuyên của con người như:
- Ăn uống
- Vệ sinh
- Sạch đẹp
- An toàn
- Giải trí
List các danh sách có thể bán trong tạp hóa:
– Thực phẩm:
+ Đồ khô: Mì, miến, cá khô, gà khô, bò khô, mộc nhĩ, nấm hương
+ Đồ đông lạnh
+ Gia vị
+ Đồ uống
+ Thực phẩm đóng hộp, ăn liền
– Bánh kẹo
– Vệ sinh
+ Đồ sinh hoạt cá nhân: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo,…
+ Đồ cho em bé: Bỉm, tã giấy, giấy ướt…
– Sạch đẹp
+ Cho người: Dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng…
+ Cho nhà cửa: Lau sàn, rửa bát, cọ nhà vệ sinh, bột giặt, xả vải…
– An toàn:
+ Thực phẩm sạch (nếu có)
+ Khóa
– Giải trí
– Đồ chơi trẻ em
– Khác: Như nhóm văn phòng phẩm
Đầu mục sản phẩm chỉ có thế, nhưng nhu cầu của khách hàng lại đa dạng, nên bạn cần đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã từ nhiều nguồn, nhiều nhà cung cấp, có thể lấy cả hàng hóa nước ngoài đang rất đươc ưa chuộng như: Thái Lan, Nhật, Campuchia, Hàn Quốc….
5. Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu
Mở tiệm tạp hóa thì có khá nhiều cách để lấy hàng
– Làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng, công ty sản xuất: lời nhiều nhưng bạn phải cam kết về số lượng hàng, doanh thu bán ra
– Lấy hàng từ các siêu thị bán buôn: BigC, Coop Mart và Metro (Mega market) có chính sách bán buôn cho các chủ tạp hóa, nhưng bạn phải lấy số lượng buôn, không bán nhỏ lẻ theo cái. Hình thức này bạn được lời ít hơn nhưng bù lại bạn không có áp lực đẩy hàng từ nhà phân phối, hoặc công ty
– Lấy hàng từ các siêu thị đầu mối: Ở đây bạn được lấy hàng giá buôn, lấy nhiều ít tùy bạn. Tuy nhiên, bạn lưu ý hàng ở đây tạp nham, khó xác định nguồn gốc xuất xứ hàng, có khi cả hàng giả, hàng đểu, trộn lẫn vào bán
– Thông qua các đại lý bán hàng lớn trong khu vực: Hình thức này lấy hàng càng dễ, không áp lực doanh số, không lo tồn kho lớn, nhưng lời ít
6. Kinh nghiệm mở tiệm tạp hóa
– Lưu ý về chọn địa điểm: Nơi đông dân cư, gần chợ, gần trường học, gần các khu dân sinh hoặc khu chung cư.
Do đặc tính sinh hoạt của khu dân cư mà có những lựa chọn mặt hàng phù hợp.
Ví dụ khu dân cư bình dân, thu nhập thấp hoặc người lao động thì các mặt hàng giá rẻ, nhãn hiệu tầm trung
Khu dân cư cao cấp: Hàng hóa xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, an toàn, giá cả không phải yếu tố quyết định
– Khảo sát nhu cầu khách hàng: Khảo sát về nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, về ăn uống, về mức thu nhập trung bình, khảo sát mức độ qua lại mua hàng từ những cửa hàng trong khu vực
– Lựa chọn bán theo các cửa hàng tạp hóa cũ hoặc đổi mới: Bạn thử tưởng tượng, trong một khu dân cư nhu cầu hàng ngày chỉ có đến thế. Người mở trước đã có sẵn một lượng khách quen, đã đáp ứng một phần nào nhu cầu của mọi người.
Nếu bạn cũng mở như vây, miếng bánh ngon này sẽ chia cho mỗi người một ít, tức là sẽ ít hơn so với bạn tưởng tượng khá nhiều.
Nếu bạn lựa chọn khác đi về mô hình cũng không phải một ý tưởng tồi
– Lưu tâm về biên lai, hóa đơn, phiếu nhập hàng: Đây là các giấy tờ pháp lý khi có kiểm tra của các ban ngành, đội thuế, công an.
Trên đây là những kiến thức quan trọng và kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Nếu bạn cần tư vấn thêm vấn đề gì, bạn đừng ngại email lại cho Trường nhé.
Thân,
Trườngpx – CEO Webkynang Việt Nam (SME Expert)
Pingback: LINK tải Phần mềm quản lý Bán hàng, Kho, Công nợ, Quỹ (PRO) - WEBKYNANG VIỆT NAM