You are currently viewing Các lỗi sau khiến bạn không xin được việc – Xem ngay kẻo lỡ

Các lỗi sau khiến bạn không xin được việc – Xem ngay kẻo lỡ

ban kho xin duoc viec neu mac cac loi sau

Trong thời buổi, mức độ cạnh tranh khi đi xin việc ngày càng cao, tỉ lệ chọi có một số ngành thậm chí cao hơn cả tỉ lệ chọi đi thi đại học. Nếu bạn không nổi bật thì bạn khó có thể xin được việc, chứ đừng nói gì tới việc mắc những lỗi ngớ ngẩn mà lại hi vọng xin được việc. Thông qua bài viết này, ad hi vọng rằng các bạn sẽ không mắc phải những lỗi tìm việc sau để gia tăng cơ hội tìm được vị trí mơ ước của mình. (Tham khảo tỉ lệ chọi khi đi xin việc của một số ngành tại đây)

Nhìn chung lỗi thì đa dạng lắm bạn à, ad sẽ thường xuyên bổ sung các lỗi mới để bạn không gặp phải.

Nếu thấy hay thì like để ủng hộ, share để lưu về wall và cập nhật nội dụng mới mỗi khi cần nhé bạn.

1. Chuẩn bị hồ sơ xin việc

  • Không đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng của công ty đang ứng tuyển dẫn tới chuẩn bị thiếu các giấy tờ cần thiết.
  • Không đọc kỹ nội dung công việc, kỹ năng cần có; do đó viết CV và đơn xin việc không đúng trọng tâm và xúc tích.
  • Mắc các lỗi chính tả, trình bày CV-đơn xin việc không khoa học nên bạn không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng để họ chú ý và xem bạn phù hợp như thế nào với vị trí họ tuyển.

Nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp từ trang web tuyển dụng, tìm việc hàng đầu việt nam thì click đây nhé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TÌM VIỆC

 

2. Nộp hồ sơ xin việc

Dưới đây là tâm sự của một nhà tuyển dụng về cảm xúc vui buồn lẫn lộn khi nhận hồ sơ xin việc của nhiều ứng viên khi họ đang rất cần nhân sự mới để thay thế người đã nghỉ:

Số điện thoại: Có một ứng viên nộp hồ sơ rất đầy đủ, trình bày đẹp mắt, khoa học. Người lọc hồ sơ đã rất ưng và định bụng gọi hẹn mai đến phỏng vấn, nhưng trời ơi, tìm hoài không thấy số điện thoại. Nên đành chọn người khác.

Viết email: Ứng viên gửi email cho nhà tuyển dụng với dung lượng tới mấy MB lận, khi nhận được mail thì người lọc hồ sơ hào hứng vì nghĩ rằng chắc là đầy đủ lắm đây. Nhưng khi mở email thì cái đập vào mắt đầu tiên là nội dung email trắng tính. Trên 99% bạn bị out từ vòng này rồi nếu bạn nộp hồ sơ xin việc kiểu này.

Nội dung đơn xin việc: Lại có một ứng viên khác viết email rất đàng hoàng tử tế, đính kèm cũng đầy đủ nữa, nhưng khi mở đơn xin việc ra thì ôi zời ôi: Kính gửi công ty “XYZ”, mà công ty của người lọc hồ sơ là “GHK” cơ mà => Tạch luôn. Đây là hậu quả của việc soạn sẵn một bộ hồ sơ xin việc rồi gửi tứ tung, không cần quan tâm xem mình đang nộp đi đâu. Về mặt thái độ, tinh thần cầu thì thì ứng viên này bị loại mà không cần phải đắn đo rồi.

3. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Ngày mai bạn đi phỏng vấn vào một vị trí rất tốt tại một công ty lớn, bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tinh thần sẵn sàng với sự tự tin rất lớn. Sáng mai bạn có thể gặp một trong những thảm cảnh sau:

Không chuẩn bị các câu trả lời: Qua được vòng loại hồ sơ đã khó, qua được vòng phỏng vấn còn khó hơn nhiều vì phải mặt đối mặt với nhà tuyển dụng mà. Để chuẩn bị thật tốt về mặt tâm lý, kỹ năng, khả năng đối đáp trong buổi phỏng vấn, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chiến lược thông minh đó là đọc lại các yêu cầu công việc nhà tuyển dụng đã nêu trong thông báo tuyển dụng, hỏi tư vấn của người có kinh nghiệm. Để từ đó viết ra các câu hỏi, câu trả lời thật ngắn gọn, đầy đủ và trúng vào mong muốn của nhà tuyển dụng. Tiếp đến bạn tập trả lời các câu hỏi sao cho lưu loát khi đó bạn sẽ gia tăng đáng kể cơ hội tỏa sáng trong buổi phỏng vấn.

Đến muộn: Có thể vì nhiều lý do mà bạn bị đến muộn buổi phỏng vấn quan trọng này. Bạn căn ke chính xác 100% thời gian di chuyển từ nhà tới công ty phỏng vấn bởi bạn rất tự tin vào khoảng cách và tay lái của bạn nhưng bạn không tính tới tắc đường, mưa,…

Mất bĩnh tĩnh: Bạn chuẩn bị sẵn tâm lý rồi, nhưng lại không đến sớm để tập các bài tập giải tỏa stress, để ôn tập lại bài phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn,… dẫn tới không tự tin, mất bình tĩnh. Khi vào phỏng vấn rất dễ gặp phải lỗi không đáng có.

Hình thức: Do dậy muộn chẳng hạn, mà nguy cơ muộn giờ phỏng vấn đã quá lớn nên bạn vội vàng vơ tạm lấy bộ đồ nào đó để đi cho nhanh. Đến nơi phỏng vấn, quần áo nhàu nát, không chuyên nghiệp. Hoặc bạn ăn mặc không phù hợp với vị trí ứng tuyển, đi phỏng vấn nhân viên kinh doanh của một công ty nước ngoài. mà lại ăn mặc như anh thanh niên đi chơi thì sao được.

4. Phỏng vấn

Xưng hô: Người phỏng vấn thì đã ngót nghét 40 củ :), thế mà một em mới ra trường xưng “TÔI” như là đang tham gia phát biểu tại đại hội đảng. Không giống như trong tiếng anh thì ta luôn dùng “I” dịch là là tôi, nhưng người việt nam có văn hóa tôn trọng người cao tuổi và trong giao tiếp thể hiện ở việc xưng hô. Nên các bạn lưu ý khi đi phỏng vấn xưng hô sao cho hợp lý nhé.

Hình thức hồ xin việc bản cứng: Khi đi phỏng vấn xin việc, bạn nên mang theo ít nhất một bản hồ sơ xin việc để đưa cho người phỏng vấn đọc trong trường hợp họ chưa kịp in ra nhé. Hoặc phòng trường hợp họ cần bạn bổ sung giấy tờ gì đó mà khi nộp qua email bạn chưa gửi được. Nhưng oái oăm thay, có một ứng viên đến phỏng vấn với bộ hồ sơ xin việc bị gấp, nhàu nát,… với lý do “túi đựng nhỏ quá, nên em phải gấp lại anh ạ”

Chuyên môn: Khi đi phỏng vấn, đa phần bạn sẽ bị hỏi về mặt chuyên môn, nhà tuyển dụng muốn xem bạn nắm vững lý thuyết như thế nào, áp dụng vào thực tế ra sao. Thế mà có bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán thuế (tự hào hoàn thành xuất sắc khóa học kế toán thuế tại Trung tâm A) lại trả lời là: “Em không nhớ chính xác thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện tại là 22% hay là 25% ấy ạ”. Thế thì hỏng rồi, trả lời thế thì ai dám nhận bạn vào làm. Do đó, bạn cần phải nắm chắc các kiến thức liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển nhé.

 

Nguồn tham khảo: Có tham khảo 1 bài viết trên webketoan – Xin cảm ơn chia sẻ của anh đã giúp ad có động lực viết bài tổng hợp này.

thichthiclick

Mr. Trường (Chuyên gia DN NVV)

Mr. Trường - CEO & Giảng viên chính. Các chủ đề giảng dạy: - Quản trị tài chính doanh nghiệp - Kế toán quản trị, Excel, Word, Powerpoint, - Kinh nghiệm tìm việc, Khởi nghiệp... Kinh nghiệm: 11 Năm giảng dạy tại nhiều Tổng công ty, Tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ví dụ: Ngân hàng MaritimeBank, Đại học thương mại, Gamuda Land, VincomRetail, BigC, Citicom, Thép Đông Anh, Kai Group...

Leave a Reply

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.