Mô tả công việc của THỦ KHO hàng ngày là gì? Nhiệm vụ của nhân viên kho là gì?… Trường sẽ giới thiệu chi tiết tới các bạn trong bài viết sau đây.
Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc bạn gửi thư về: Webkynang.vn@gmail.com hoặc Gọi hotline: 0168 997 8430
1. Theo dõi nhập hàng xuất hàng
– Kiểm tra các giấy yêu cầu xuất hàng, nhập hàng đã đúng, đủ chữ ký theo quy trình quản lý kho.
– Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân/ tổ chức ghi trên phiếu. Trong trường hợp có người nhận thay phải có xác nhận nhận thay hoặc giấy giới thiệu.
– Sau khi đã nhận hàng/ xuất hàng, xác nhận kiểm đếm đầy đủ thì ký nhận trên chứng từ. Thực hiện lưu 01 chứng từ và luân chuyển 01 chứng từ đến bộ phận kế toán
– Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn
– Ghi phiếu nhập, phiếu xuất kho.
– Trực tiếp nhập phiếu xuất vào phần mềm.
– Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.
2. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu (Mô tả công việc của thủ kho)
– Căn cứ vào tình hình xuất hàng, báo cáo kinh doanh của bộ phận Sales, tình hình mùa vụ để xây dựng tồn kho tối thiểu
– Báo cáo Ban giám đốc công ty trong trường hợp có những dự đoán thay đổi về tồn kho tối thiểu
– Theo dõi số lượng tồn kho so với tối thiểu hàng ngày.
Tổng hợp các phần mềm hay trong doanh nghiệp => Xem và tải free
3. Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho
– Nhận các yêu cầu đặt hàng từ các bộ phận, tổng hợp và chuyển lên bộ phận mua hàng/kế toán kho để tiến hành đặt hàng
– Theo dõi quá trình nhập hàng, báo cáo bộ phận mua hàng/kế toán kho về việc hàng về hoặc chưa về theo kế hoạch
4. Sắp xếp hàng hóa trong kho
– Sắp xếp và phân bổ vị trí hàng hóa trong kho.
– Căn cứ vào thực tế xuất, nhập hàng và việc đi lại cũng như nguồn lực máy móc, xây dựng sơ đồ, dán nhãn vj trí kho hiệu quả
– Cập nhật sơ đồ kho khi có phát sinh hàng hóa hoặc thay đổi các vị trí lưu kho
5. Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho
– Sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, theo vị trí lưu kho được phân bổ
– Với loại hàng DATE gần hoặc date ngắn thì phải quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO (First In First Out). Hoặc xuất hàng đảm bảo theo tỷ lệ 50-50 date gần date xa cho cùng 01 khách hàng/01 lần lấy
– Luôn giữ gìn vệ sinh kho bãi sạch sẽ, đảm bảo sự thông thoáng về khi, không để môi trường cho ẩm mốc sinh sôi.
6. Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho
Đây là yêu cầu quan trọng trong mô tả công việc của thủ kho nhưng ít khi được chú trọng.
Nếu doanh nghiệp bạn đang không chú trọng thì hãy thay đổi quan điểm ngay nhé. Bởi lẽ hậu quả sẽ khôn lường khi không đảm bảo Phòng cháy chữa cháy đó các bạn.
– Đảm bảo theo yêu cầu về PCCC và an toàn cháy nổ, luôn luôn lưu ý hệ thống cấp nước và bình chữa cháy
– Định kỳ kiểm tra lại các đường điện, các pallet gỗ, khu vực lưu trữ hàng hóa
– Nhắc nhở và nghiêm cấm việc dùng lửa trong kho bãi
7. Báo cáo và yêu cầu khác
Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến công việc cho Trưởng bộ phận hoặc Ban Giám đốc (khi có yêu cầu) định kỳ, hoặc đột xuất.
Làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban giám đốc, trưởng bộ phận liên quan.
Tiêu đề của việc này thì ngắn gọn xúc tích. Nhưng trên thực tế thì là một đống các công việc không nêu được tên chiếm một lượng thời gian khá lớn của bạn.
Bạn làm lâu dần sẽ quen và có thể chủ động sắp xếp lại các yêu cầu khác này để tăng năng suất làm việc
Trên đây là 7 yêu cầu chính trong mô tả công việc của thủ kho.
Nếu bạn cần thêm tư vấn, đừng ngại liên hệ với Trường nhé.
Thân,
Trườngpx – CEO Webkynang.vn (SME Expert)