Kinh nghiệm trả lời Phỏng vấn xin việc ad chia sẻ trong bài này một phần từ kinh nghiệm bản thân, một phần là tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Hi vọng bài viết của ad sẽ giúp được các bạn tự tin và chiến thắng trong chặng đường chinh phục nhà tuyển dụng.
Nếu bạn thấy hay và hữu ích thì hãy like để ủng hộ ad viết tiếp cũng như lưu về wall để xem khi cần nhé 🙂
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn xin việc
Đây là bí kíp tối thượng cho một buổi phỏng vấn thành công. Là kinh nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất mà ad muốn chia sẻ với các bạn khi trả lời phỏng vấn xin việc:
Chuẩn bị – chuẩn bị – chuẩn bị và chuẩn bị thật kỹ lưỡng.
Lợi ích khi bạn chuẩn bị:
- Bạn có một list các câu hỏi có thể bị hỏi
- Vạch sẵn ra những phương án trả lời hay – ấn tượng
- Có thời gian luyện tập
- Tự tin hơn rất nhiều so với không chuẩn bị
Cũng na ná như ôn thi thôi, thường thì nhà tuyển dụng sẽ gọi cho bạn trước vài ngày để hẹn lịch phỏng vấn. Đi thi cũng thế, thầy cô thường cho vài ngày để ôn bài. Và để trả lời phỏng vấn thật tốt bạn cũng cần phải ôn bài – luyện tập cách trả lời sao cho cơ hội được làm việc là cao nhất.
Những việc bạn cần chuẩn bị để trả lời phỏng vấn xin việc thật tốt:
1.1. Tham khảo và liệt kê ra một list các câu hỏi phỏng vấn có thể bị hỏi
Trong vòng phỏng vấn bạn có thể bị hỏi bất kỳ câu hỏi gì tuy nhiên có những câu hỏi mà khả năng bạn bị hỏi lên đến 90%. Do đó bạn cần phải liệt kê tất cả các câu hỏi phỏng vấn (xem list câu hỏi phỏng vấn tại đây) sau đó đánh giá tỉ lệ bị hỏi của các câu hỏi. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Việc đánh giá tỉ lệ bị hỏi bạn có thể tự làm dựa trên kinh nghiệm của bạn. Nhưng ad khuyên rằng bạn nên tham khảo những người đi trước hoặc trong các group nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn. Những người đi trước sẽ cho bạn những lời khuyên rất sát với thực tế, tiện thể hỏi luôn họ đã trả lời như thế nào. Người nào thành công, người nào thất bại. Rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
1.2. Tìm hiểu thật kỹ về công ty
Các câu hỏi về công ty mà bạn đang ứng tuyển sẽ làm khó bạn rất nhiều nếu bạn không tìm hiểu trước. Một ứng viên thực sự cần phải hiểu về công ty, môi trường văn hóa, … mà mình mong muốn làm việc. Trong buổi phỏng vấn nếu bạn thể hiện được cho nhà tuyển dụng biết mình biết nhiều thứ về công ty thì bạn sẽ có nhiều điểm cộng đấy. Dưới đây là một số điểm bạn nên tìm hiểu về công ty ứng tuyển trước khi vào vòng trả lời phỏng vấn xin việc:
- Văn hóa
- Quy mô
- Loại hình
- Kế hoạch, định hướng, tầm nhìn,…
- Vị trí, thời gian, sơ đồ đường đi
1.3. Liệt kê điểm mạnh yếu của bản thân, những điểm nào phù hợp với công việc đang ứng tuyển
Bạn hãy mở lại tin đăng tuyển dụng của công ty ứng tuyển, liệt kê những yêu cầu về công việc, kỹ năng cần có. Đây là một trong những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc mà ad được headhunter truyền đạt và đặc biệt lưu ý khi phỏng vấn vào một công ty lớn.
Sau đó bạn liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, sắp xếp thứ tự phù hợp nhất với vị trí lên trước.
Bạn luôn nhớ phải chọn ra một điểm yếu AN TOÀN để trả lời nhé. Không ai là không có điểm yếu cả, mà câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân thì rất hay được hỏi đấy.
Biết mình mạnh ở đâu, yếu mà không nguy hại, yếu mà có thể cải thiện thì nhà tuyển dụng sẽ kết bạn hơn so với việc chỉ toàn thấy khoe mình giỏi mình tài. Lưu ý là nhà tuyển dụng đa phần cần người phù hợp chứ không cần người quá giỏi đâu.
Việc cuối cùng là chọn ra:
- 5 – 10 điểm mạnh phù hợp nhất với công việc: Nhiều quá thì thời gian đâu mà khoe với nhà tuyển dụng đúng không nào. Phải biết chọn lọc
- 1 – 2 điểm yếu an toàn: Có thể khắc phục, không quá nghiêm trọng, vô thưởng vô phạt.
1.4. Chuẩn bị câu trả lời
Từ bước 1.1. Bạn đã có được danh sách các câu hỏi phỏng vấn dễ bị hỏi nhất.
Việc tiếp theo là bạn phải nghiên cứu thật kỹ điểm mạnh yếu của mình. Để viết ra những câu trả lời ngắn gọn, xúc tích mà lại ấn tượng nhất.
Tốt nhất là bạn tìm người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá lại câu trả lời. Như vậy sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều.
Việc tiếp theo là luyện tập trả lời các câu hỏi đó một mình – trước gương, hoặc với người bạn cùng phòng, với chồng/ vợ. Nhưng nhớ một nguyên tắc tối quan trọng: Không đọc thuộc lòng.
Bạn không nhất thiết phải nhớ và đọc như một con vẹt chính xác 100% câu trả lời mà bạn viết ra giấy nhé.
Bạn hãy nhớ ý chính và tập cách diễn đạt câu trả lời phỏng vấn xin việc một cách tự nhiên nhất, để tránh gây cảm giác chẳng biết gì mấy khi phỏng vấn thực sự.
2. Tâm lý và những thứ cần làm trước khi phỏng vấn xin việc
Đây là kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc mà ad đã rất thấm thía trong hành trình tìm việc của mình. Nên ad hi vọng rằng các bạn sẽ đặc biệt lưu ý để có được công việc mơ ước nhé.
-
Đi sớm
Bạn nên đi sớm 5 – 10 phút so với ước tính thời điểm tối thiểu cần để tới điểm phỏng vấn. Với nhiều lợi ích: Hạn chế rủi ro chậm giờ phỏng vấn do kẹt xe, trời mưa,…
Bạn đến sớm sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, ôn lại câu trả lời,…
Bạn đến sớm sẽ tham quan được công ty mình định ứng tuyển. Biết đâu đấy bạn lại đọc được thông tin hữu ích cho cuộc phỏng vấn ở bảng tin của công ty thì sao.
-
Hít thở
Khi bạn thấy hơi lo lắng bồn chồn, thì bạn cần tập thở: Hít sâu và thở ra từ từ. Như vậy tâm của bạn sẽ tĩnh, tinh thần sẽ thoải mái hơn. Khi tinh thần thoải mái thì bạn sẽ tự tin hơn nhiều trong khi trả lời phỏng vấn xin việc đó.
- Lướt qua những điểm mấu chốt
Trong quá trình chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời bạn đã có được những điểm mấu chốt mà mình nghĩ sẽ làm bản thân nổi bật, trở thành người phù hợp nhất. Để tránh bị quên thì trước giờ G bạn có thể đọc lướt qua một vài lượt để tăng sự tự tin nhé.
- Tắt điện thoại hoặc để chế độ im lặng
Để tránh gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, các ứng viên cần phải tắt điện thoại nếu được. Hoặc ít nhất là để chế độ rung.
Và lưu ý không được phép nghe điện thoại, xem giờ, nhắn tin khi bạn đang phỏng vấn nhé.
3. Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc: Vòng thể hiện bản thân
3.1. Sự tự tin trong khi phỏng vấn
Phỏng vấn xin việc là giao tiếp mà giao tiếp không tự tin thì mất điểm là điều đương nhiên. Yêu cầu làm việc trong môi trường hiện đại luôn mong muốn người lao động phải tự tin để xử lý công việc, quan hệ đối tác khách hàng,… Nếu bạn không tự tin trong khi trả lời phỏng vấn xin việc thì ai dám đảm bảo bạn sẽ tự tin khi làm việc nào. Mà muốn có được sự tự tin thì bạn phải làm thật tốt các khâu ở phần 1 nhé. Nhớ đấy bạn tôi.
3.2. Giao tiếp không chỉ bằng lời
Ngôn ngữ của Giao tiếp đâu chỉ là lời nói, cách bạn bước vào phòng, thứ tự chào hỏi, bắt tay,… cũng là một phần của giao tiếp thành công. Bạn càng tiếp xúc nhiều, giao thiệp nhiều thì các kỹ năng giao tiếp này của bạn càng tốt. Ngồi nhà với cái máy tính và bốn góc tường thì những kỹ năng này của bạn khó mà phát triển được. Cơ bản là giao tiếp thì cần phải có đối tác.
Giao tiếp bằng mắt, bằng cử chỉ chân tay rất quan trọng khi trả lời phỏng vấn.
- Khi trả lời mà mắt bạn cứ nhìn lên trần nhà hoặc gầm gầm xuống mặt bàn. Như vậy bạn sẽ bị đánh giá là thiếu tự tin.
- Bạn là ứng viên đi phỏng vấn mà bạn ngồi như xếp, oai hơn cả nhà tuyển dụng. Nếu bạn là người phỏng vấn, liệu bạn có thích?
- Khi trò chuyện mà chân tay bạn múa như xiếc hoặc bạn ngồi như tượng gỗ cũng không ổn.
Để có thể nâng cao khả năng giao tiếp, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ:
- Người nhà
- Bạn bè,… (không cần cùng ngành nghề)
Không học thì khó mà thành công bạn ạ, giao tiếp cũng thế thôi.
3.3. Không đọc diễn văn khi trả lời phỏng vấn
Như phần 1.4. ad có đề cập tới việc chuẩn bị câu trả lời. Nhiều bạn chỉ làm tới phần này mà quên mất rằng:
- Trong khi phỏng vấn không có quy luật nào cả.
- Trình tự các câu hỏi, tính huống phỏng vấn cũng thay đổi liên tục nếu bạn học tủ.
- Học vẹt thì bạn sẽ không thể chủ động và dẫn dắt buổi phỏng vấn được.
- Không hiểu bản chất của vấn đề khiến bạn không linh hoạt trong việc tìm câu
3.4. Đừng tỏ ra mình thông minh quá, giỏi quá
Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc ở mục cuối cùng này mới thấm thía nè các bạn. Không áp dụng cho tất cả mọi trường hợp nhưng cũng không ít bạn bị bệnh sao này đâu. Hãy cẩn trọng để không bị loại bạn nhé.
Bạn có thể nghĩ theo nhiều hướng về lời khuyên này. Ad xin đề cập tới một vài trường hợp phổ biến:
- Bạn thông minh quá:
Ví dụ trưởng phỏng của bạn sợ rằng bạn sau này sẽ vượt mặt, khó kiểm soát,… Như vậy có thể họ không muốn tuyển bạn đâu. Đôi khi N.G.U cũng tốt lắm ấy 🙂
- Thùng rỗng kêu to:
Có những bạn mới ra trường mà hét mình làm nọ làm kia, kinh nghiệm nhiều lắm. Trả lời thì thông vanh vách. Với trường hợp này bạn dễ bị nhà tuyển dụng nghi ngờ là học vẹt, thùng rỗng kêu to. Năng lực không thể nào vươn tới tầm đó được