1. Báo cáo doanh thu bán hàng
Báo cáo bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ra quyết định của các chủ doanh nghiệp.
Thường các báo cáo bán hàng kiểu tinh giản sẽ gồm các chỉ tiêu quan trọng như:
– Kỳ xem báo cáo (Từ ngày… Tới ngày…)
– Mã hàng
– Tổng số lượng bán trong kỳ
– Doanh thu trong kỳ
– Giá vốn hàng bán
– Lợi nhuận gộp (Doanh thu – giá vốn)
2. Báo cáo Nhập Xuất Tồn kho tổng hợp
Việc nắm rõ thông tin nhập hàng, xuất hàng trong kỳ sẽ cho những dự đoán gần sát nhất với tình hình kinh doanh sắp tới.
Tùy đặc điểm của từng loại hình kinh doanh, mà chủ Doanh nghiệp sẽ dự đoán được lượng hàng cần nhập cho quý sau. Để phục vụ việc bán hàng cũng như quay vòng tồn kho liên tục.
Với các con số tồn kho phản ánh, sẽ thúc đẩy các quyết định như:
- Nếu hàng còn nhiều, tồn kho lâu hoặc cận date, chúng ta sẽ phải có kế hoạch đẩy hàng.
- Nếu hàng bán nhanh hoặc, có xu hướng nhanh chúng ta phải gom hàng để dự trữ bán.
- đang bán mà đứt hàng thì thực sự rất nguy hiểm.
Mẫu báo cáo nhập xuất tồn chuẩn như hình dưới đây:
3. Báo cáo công nợ
Công nợ gồm 2 loại:
- Công nợ phải thu (Khách hàng)
- Và công nợ phải trả (Nhà cung cấp)
Và theo dạng báo cáo thì lại chia thành:
- Báo cáo công nợ tổng hợp
- Và Báo cáo công nợ chi tiết
3.1. Báo cáo công nợ tổng hợp
Báo cáo công nợ tổng hợp là báo cáo quản lý bán hàng dành riêng cho các Boss kinh doanh bán buôn, đổ sỉ.
Việc bị người khác chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của người khác là việc thường gặp. Họ lấy nhiều, số lượng lớn chẳng nhẽ lại không có chính sách thanh toán ưu đãi, nợ lại, để hỗ trợ người bán lẻ.
Báo cáo công nợ tổng hợp sẽ cho Boss cái nhìn khách quan và tổng thể về 3 chỉ tiêu:
– Doanh số bán hàng trong kỳ
– Tiền thu được bao gồm cả tiền mặt thanh toán và thu công nợ cũ
– Nợ còn lại
Các chỉ tiêu này sẽ phản ánh sức khỏe dòng tiền của công ty. Cũng như phản ánh chính sách thanh toán của công ty có hiệu quả hay không
3.2. Báo cáo công nợ chi tiết theo đối tượng
Đây chính là bảng đối chiếu, tra soát công nợ với khách hàng. Báo cáo này tuy không quan trọng với Boss lớn, nhưng cực kỳ quan trọng với những người phụ trách thu công nợ.
Chỉ cần không theo dõi chặt chẽ hoặc có sự nhầm lẫn chúng ta sẽ bị mất thoát công nợ không nắm được.
Thông thường báo cáo công nợ chi tiết gồm các chỉ tiêu quan trọng sau:
- Mã khách hàng/ Nhà cung cấp
- Tên Khách hàng/ Nhà cung cấp
- Nội dung thu/ chi tiền hoặc tên hàng hóa dịch vụ sử dụng
- Nợ đầu kỳ
- Nợ cuối kỳ
- Phát sinh tăng giảm
- Và cuối cùng là Kỳ báo cáo: Từ ngày … tới ngày
Như vậy, Trường đã giới thiệu khá chi tiết về 3 loại báo cáo quản lý bán hàng quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần nắm rõ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn về quản lý bán hàng như phần mềm, quy trình, quản lý nhân viên bán hàng, kho…
Bạn đừng ngại liên hệ với Trường nhé:
Thân,
Trườngpx – CEO Webkynang Việt Nam (SME Expert)
Pingback: LINK tải Phần mềm quản lý Bán hàng, Kho, Công nợ, Quỹ (PRO) - WEBKYNANG VIỆT NAM